Clipboard với exec command

0 phút đọc

Khi nói đến việc copy dữ liệu vào clipboard thì không thể không kể đến thư viện clipboard.js - với hơn 24000 star trên Github, dung lượng sau nén khoảng 3kb, không phụ thuộc vào Flash và bất kỳ một framework nào, thì đây đúng là một thư viện rất đáng để sử dụng. Tuy nhiên, bạn cũng vẫn có thể trực tiếp giao tiếp với clipboard sử dụng execCommand một cách đơn giản.

Thực tế, Document.execCommand() hỗ trợ rất nhiều các command khác nhau như: copy, cut, paste, bold, italic, createLink, fontName, fontSize,... Tuy nhiên, bài viết này mình sẽ chỉ đề cập vào 2 phương thức chính giao tiếp với clipboard là: copy, cut (phương thức paste hiện tại không support trên web nên mình sẽ không trình bày).

Ví dụ giao tiếp với clipboard sử dụng execCommand

Trong ví dụ trên, bạn có thể copy dữ liệu bằng cách nhấn vào button Copy Text. Sau đó, nội dung dòng text sẽ được copy vào clipboard. Tiếp theo bạn có thể test bằng cách nhấn tổ hợp Ctrl + V vào bất cứ chỗ nào cho phép gõ text như: phần textarea trong demo, thanh ghi địa chỉ address của trình duyệt, notepad,...

Với Cut Text, bạn cũng có thể làm tương tự để test.

Sau khi đã chạy thử demo xong, dưới đây là phần giải thích chi tiết từng phần.

Copy dữ liệu vào Clipboard

Nội dung phần html:

<h3>Copy</h3>
<p id="content-copy">This text will be inserted into the clipboard.</p>
<button id="button-copy">Copy Text</button>

Trong đó, thẻ p với id content-copy là thành phần chứa nội dung mình muốn copy; button với id button-copy để kích hoạt lệnh copy khi người dùng click vào.

Chú ý

bạn có thể copy dữ liệu từ hầu hết các phần tử như: thẻ p, span, div, input, textarea,... Nhưng trong ví dụ này, mình chỉ demo với thẻ p.

Tiếp theo, mình dùng querySelector để lưu lại DOM node của các phần tử:

const $ = document.querySelector.bind(document);
const contentCopyElm = $("#content-copy"),
  buttonCopyElm = $("#button-copy");

Sau đó, định nghĩa một hàm số để kiểm tra xem command mình sử dụng có được support hay không, thông qua phương thức document.queryCommandSupported():

const isSupported = (cmd) => {
  return document.queryCommandSupported(cmd);
};

Cuối cùng, xử lý khi người dùng click vào button Copy Text:

buttonCopyElm.addEventListener("click", () => {
  // Khai báo đối tượng range và selection.
  const range = document.createRange(),
    selection = window.getSelection();

  // Xoá bỏ các vùng chọn hiện tại
  selection.removeAllRanges();

  // Mô phỏng việc select - bôi đen nội dung của phần tử contentCopyElm
  range.selectNodeContents(contentCopyElm);

  // Thêm range trên vào selection
  selection.addRange(range);

  // Thử lệnh copy
  try {
    if (isSupported("copy")) document.execCommand("copy");
    else alert(`execCommand("copy") is not supported in your browser.`);
  } catch (e) {
    console.log(e);
  }

  // Sau khi copy dữ liệu xong thì xoá bỏ các vùng chọn hiện tại
  selection.removeAllRanges();
});

Cut dữ liệu vào Clipboard

Khác với copy (có thể copy dữ liệu trong nhiều loại phần tử khác nhau), cut chỉ cho phép bạn thực hiện trên các phần tử như: input (text), textarea,.... Vì vậy, trong phần này mình sẽ demo với thẻ input.

Nội dung phần html:

<h3>Cut</h3>
<input
  id="content-cut"
  type="text"
  value="This text will be cut, then inserted into the clipboard."
/>
<button id="button-cut">Cut Text</button>

Tiếp theo là phần xử lý trong js khi người dùng click vào button Cut Text:

buttonCutElm.addEventListener("click", () => {
  // Tạo select nội dung của input
  inputCutElm.select();

  // Thử cut nội dung của input
  try {
    if (isSupported("cut")) document.execCommand("cut");
    else alert(`execCommand("cut") is not supported in your browser.`);
  } catch (e) {
    console.log(e);
  }
});

Cách tạo vùng chọn trong phần này dễ hơn so với phần trước vì đối tượng DOM node ứng với input đã hỗ trợ sẵn phương thức select().

Demo một số chức năng khác với execCommand

Như mình đã nói ở trên, document.execCommand() cho phép bạn thực hiện rất nhiều command khác ngoài copy, cut.

Dưới đây là một demo đơn giản sử dụng document.execCommand() để chỉnh sửa nội dung - tương tự như một Text Editor:

https://codepen.io/completejavascript/pen/ZmKKwW

Trong ví dụ trên, bạn có thể thử bôi đen text, sau đó nhấn vào các button để test các chức năng của nó. Dĩ nhiên, các chức năng mình lấy ra làm ví dụ vẫn chưa đầy đủ hết so với khả năng hỗ trợ của document.execCommand(). Nhưng nó cũng phần nào giúp bạn thấy được khả năng của phương thức này.

Lời kết

Trên đây là cách giao tiếp với clipboard sử dụng execCommand. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. Và nếu có gì thắc mắc hoặc góp ý thì bạn có thể để lại bình luận xuống phía dưới. Mình sẽ cố gắng giải đáp.

Xem thêm:

Bình luận

Chưa có bình luận nào

Chưa có bình luận nào

Avatar TechMely Team
Được viết bởi

TechMely Team

Ta không thể bắt đầu lại nhưng ta có thể mở đầu bây giờ và làm nên một kết thúc mới.
Khoá học javascript từ cơ bản đến chuyên sâuYoutube Techmely