Khóa học java

Cấu trúc rẽ nhánh if else trong java

0 phút đọc

Chương trình là một dãy các câu lệnh được bố trí thực hiện theo một trình tự nào đó, nhưng đôi khi ta muốn điều khiển luồng thực hiện của chương trình tuỳ thuộc vào điều kiện gì đó. Ngôn ngữ lập trình java cung cấp một số câu điều kiện cho phép ta điều khiển luồng thực hiện của chương trình, chúng được liệt kê trong bảng sau:

Kiểu lệnh Từ khoá
Lặp while, do-while, for
Quyết định if-else, switch-case
Xử lý lỗi try-catch-finally, throw
Rẽ nhánh break, continue, label, return

Bài này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cấu trúc rẽ nhánh if else trong Java.

Hiểu về cấu trúc if-else trong Java

Trong cuộc sống của chúng ta thì gặp khá nhiều trường hợp if-else, ví dụ như: "Nếu hôm nay trời mưa thì tôi sẽ nghỉ học nếu không thì tôi sẽ đi học". Trong lập trình cũng sẽ có câu lệnh diễn đạt ý tương tự, người ta gọi là câu điều kiện if else. Với ví dụ này thì trong Java chúng ta có thể diễn đạt như sau:

java Copy
if(hôm nay trời mưa) {
  tôi sẽ nghỉ học;
} else {
  tôi sẽ đi học;
}

Cấu trúc rẽ nhánh if else trong Java

Trong Java có 2 cấu trúc rẽ nhánh if là dạng khuyếtdạng đủ

Cấu trúc rẽ nhánh if else dạng khuyết

Cú pháp:

java Copy
if(điều kiện) {
  câu lệnh 1;
  câu lệnh 2;
  câu lệnh 3;
  ...
}
// hoặc
if(điều kiện) câu lệnh 1; // đối với trường hợp có 1 câu lệnh có thể viết tắt.

Sự hoạt động của cấu trúc if thiếu được mô ta qua sơ đồ sau

Cấu trúc rẽ nhánh dạng khuyết trong java
java Copy
public class Thaycacac {
  public static void main(String []args) {
    if(isTroiMua() === true) { // isTroiMua() là một hàm
      System.out.println("Tôi sẽ nghỉ học")
    }
  }
}

Cấu trúc rẽ nhánh if else dạng đủ

Cú pháp:

java Copy
if(điều kiện) {
 câu lệnh 1;
 câu lệnh 2;
 câu lệnh 3;
 ...
};
else {
  câu lệnh 1;
  câu lệnh 2;
  câu lệnh 3;
 ...
}

// hoặc
if(điều kiện) câu lệnh 1;
else câu lệnh 1;

Sự hoạt động của cấu trúc if-else thiếu được mô ta qua sơ đồ sau

Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ trong java
java Copy
public class Thaycacac {
  public static void main(String []args) {
    int age = 18;
    if (age > 18)
      System.out.print("Bạn đủ tuổi để đăng ký");
    else
      System.out.print("Bạn chưa đủ tuổi để đăng ký");
  }
}

Kết quả

Bạn đủ tuổi để đăng ký

Dạng if..else if..else

Đây là dạng cấu trúc rẽ nhiều nhánh nếu ta muốn xét nhiều trường hợp để thực hiện rõ ràng hơn.

Cú pháp:

java Copy
if (điều kiện 1) {
  câu lệnh 1;
  câu lệnh 2;
  ...
} else if (điều kiện 2) {
  câu lệnh 1;
  câu lệnh 2;
  ...
} else {
  câu lệnh 1;
  câu lệnh 2;
  ...
}
java Copy
public class Thaycacac {
  public static void main(String []args) {
    String job = "Sinh viên";
    if (job == "Học sinh")
      System.out.print("Bạn còn lứa tuổi học sinh");
    else if (job == "Sinh viên")
      System.out.print("Sinh viên có thể tham gia");
    else
      System.out.print("Không rõ công việc của bạn");
  }
}

Kết quả

Sinh viên có thể tham gia

Một số ví dụ cấu trúc rẽ nhánh if else

Ví dụ "Kiểm tra số nhập vào là số âm hay số dương"

java Copy
  public static void checkNumber(int number) {
    if (number < 0) {
      System.out.println(number + " la so am");
    } else {
      System.out.println(number + " la so duong");
    }
  }

Ví dụ: In ra số lớn hơn bởi 2 số người dùng nhập vào

java Copy
public static void getMax(int number1, int number2) {
  if (number1 > number2) {
    System.out.println("so thu nhat lon hon so thu 2");
  } else if (number1 < number2) {
    System.out.println("so thu nhat nho hon so thu 2");
  } else {
    System.out.println("so thu nhat bang so thu 2");
  }
}

Ví dụ: Kiểm tra sẽ xem năm người dùng nhập vào có phải là năm nhuận hay không

java Copy
public static void checkLeapYear(int year) {
  if (year % 400 == 0 || (year % 4 == 0 && year % 100 != 0)) {
    System.out.println("nam " + year + " la nam nhuan");
  } else {
    System.out.println("nam " + year + " la nam khong nhuan");
  }
}
Avatar
Được viết bởi

Admin Team

Gợi ý câu hỏi phỏng vấn

Không có dữ liệu

Không có dữ liệu

Gợi ý bài viết
Không có dữ liệu

Không có dữ liệu

Bình luận

Chưa có bình luận nào

Chưa có bình luận nào