Khóa học javascript

Cấu trúc rẽ nhánh trong Javascript

0 phút đọc

Khi lập trình, bạn sẽ thường xuyên gặp tình huống là chỉ thực hiện một hành động nếu một hoặc nhiều điều kiện thỏa mãn. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần phải biết về cấu trúc rẽ nhánh trong JavaScript.

Có hai cấu trúc rẽ nhánh trong JavaScript là:

  • Câu lệnh điều kiện rẽ nhánh - if/else
  • Toán tử rẽ nhánh - ?:

Câu lệnh rẽ nhánh trong JavaScript

Sau đây là những kiến thức cơ bản cần nhớ về câu lệnh rẽ nhánh if trong JavaScript.

Câu lệnh if

Câu lệnh if(...) sẽ kiểm tra điều kiện biểu thức bên trong cặp dấu ngoặc đơn (). Nếu kết quả là true thì một khối code sẽ được thực thi.

Ví dụ về câu lệnh if:

js Copy
const x = 2;

if (x % 2 === 0) console.log("x is an even number");

x = 2 nên x chia 2 dư 0. Do đó, x % 2 === 0true. Vì vậy, câu lệnh console.log trên được thực hiện.

Để thực hiện nhiều câu lệnh, bạn sử dụng cặp dấu {}:

js Copy
const x = 2;

if (x % 2 === 0) {
  console.log("x is an even number");
  console.log("done!");
}

Kết quả

x is an even number
done!

💡 Theo mình, dù khối code sau câu lệnh if là một hay nhiều câu lệnh thì bạn cũng nên dùng cặp dấu {} để code dễ đọc hơn. Ngoài ra, mình cũng nhắc lại quy luật chuyển đổi kiểu dữ liệu sang boolean như sau:

  • Những giá trị "empty" như: số 0, string rỗng "", null, undefinedNaN sẽ trở thành false.
  • Những giá trị còn lại sẽ trở thành true.

Vì vậy, khối lệnh với điều kiện sau sẽ không bao giờ được thực thi:

js Copy
// 0 là giá trị falsy
if (0) {
  // các câu lệnh
}

Ngược lại, khối lệnh với điều kiện sau lại luôn luôn được thực thi:

js Copy
// 1 là giá trị truthy
if (1) {
  // các câu lệnh
}

Ngoài ra, bạn có thể tính toán giá trị của điều kiện trước khi dùng if:

js Copy
const x = 2;
const result = x % 2 === 0; // kết quả là true
if (result) {
  console.log("x is an even number"); // câu lệnh này được thực thi
}

Mệnh đề else

Đi theo câu lệnh if còn có mệnh đề else - dùng để thực hiện một khối lệnh khi điều kiện trong if là giá trị falsy.

Tiếp theo ví dụ trên:

js Copy
const x = 3;

if (x % 2 === 0) {
  console.log("x is an even number");
} else {  console.log("x is an odd number"); // câu lệnh này được thực thi}

x = 3 nên x chia 2 dư 1. Do đó, x % 2 === 0false. Vì vậy, khối lệnh sau else được thực thi.

Nhiều mệnh đề else if nối tiếp

Trong trường hợp, bạn cần kiểm tra nhiều điều kiện liên tiếp nhau thì có thể dùng nhiều mệnh đề else if nối tiếp nhau.

js Copy
const age = 24;

if (age < 18) {
  console.log("Too young!");
} else if (age > 50) {
  console.log("Too old!");
} else {
  console.log("OK!");
}
// OK!

Đoạn code trên kiểm tra điều kiện age < 18 đầu tiên. Nếu đúng thì câu lệnh console.log đầu tiên được thực thi. Nếu sai thì kiểm tra tiếp đến điều kiện age > 50. Nếu đúng thì câu lệnh console.log thứ hai được thực thi. Nếu vẫn sai thì câu lệnh console.log cuối cùng được thực thi.

Ở đây, age = 24 nên age < 18age > 50 đều là false. Vì vậy, câu lệnh console.log cuối cùng được thực thi.

Chú ý: Mệnh đề else cuối cùng không bắt buộc phải có.

Ví dụ trên khi bỏ mệnh đề else cuối cùng:

js Copy
const age = 24;

if (age < 18) {
  console.log("Too young!");
} else if (age > 50) {
  console.log("Too old!");
}

Lần này, không có điều kiện nào thỏa mãn, nên không câu lệnh console nào được thực thi.

Toán tử rẽ nhánh

Sau đây là những kiến thức cơ bản cần nhớ về toán tử rẽ nhánh ? trong JavaScript.

Toán tử rẽ nhánh ?

Trong nhiều trường hợp, bạn cần gán giá trị cho một biến dựa trên một điều kiện, ví dụ:

js Copy
const age = 24;

let enoughAge;
if (age < 18) {
  enoughAge = false;
} else {
  enoughAge = true;
}

console.log(enoughAge); // true

Để đơn giản hơn, bạn có thể dùng toán tử rẽ nhánh ? (hoặc có thể gọi là toán tử dấu hỏi), với cú pháp:

js Copy
const result = condition ? value1 : value2;

Đây là toán tử ba ngôi với ba thành phần:

  • "condition": điều kiện cần kiểm tra
  • "value1": giá trị trả về nếu điều kiện "condition" là truthy.
  • "value2": giá trị trả về nếu điều kiện "condition" là falsy.

Ví dụ trên trở thành:

js Copy
const age = 24;

const enoughAge = age < 18 ? false : true;
console.log(enoughAge); // true

Ngoài ra, bạn có thể dùng cặp dấu ngoặc đơn () cho dễ nhìn (và chắc chắn hơn - khi bạn không rõ về thứ tự ưu tiên của các toán tử):

js Copy
const age = 24;

const enoughAge = age < 18 ? false : true;
console.log(enoughAge); // true

Đây chỉ là ví dụ minh họa. Thực tế trong trường hợp này, bạn có thể code đơn giản hơn như sau:

js Copy
const age = 24;
const enoughAge = age >= 18;
console.log(enoughAge); // true

Nhiều toán tử ?

Cùng xem lại ví dụ về nhiều mệnh đề else if bên trên:

js Copy
const age = 24;

if (age < 18) {
  console.log("Too young!");
} else if (age > 50) {
  console.log("Too old!");
} else {
  console.log("OK!");
}

Bạn có thể sửa lại bằng cách sử dụng nhiều toán tử ? như sau:

js Copy
const age = 24;

const message = age < 18 ? "Too young!" : age > 50 ? "Too old!" : "OK!";
console.log(message); // OK!

Thoạt nhìn thì có vẻ phức tạp, nhưng bạn có thể phân tích kỹ ra như sau sẽ hiểu:

  • Dấu ? đầu tiên kiểm tra điều kiện age < 18.
    • Nếu đúng thì trả về "Too young!".
    • Nếu sai thì tiếp tục xử lý thành phần sau dấu : đầu tiên.
  • Tiếp tục, dấu ? thứ hai kiểm tra điều kiện age > 50.
    • Nếu đúng thì trả về "Too old!".
    • Nếu sai thì tiếp tục xử lý thành phần sau dấu : thứ hai.
  • Cuối cùng, khi các điều kiện trên đều false thì sẽ trả về "OK!".

Sử dụng toán tử ? thay câu lệnh if

Bạn có thể dùng toán tử ? để kiểm tra điều kiện và thực hiện một câu lệnh thay cho câu lệnh if, ví dụ:

js Copy
const x = 2;

x % 2 === 0 ? console.log("even number") : console.log("odd number"); // even number

Mặc dù, đoạn code trên là đúng. Nhưng theo mình thì không nên code như vậy. Vì code như vậy khá khó nhìn và không trực quan.

Bạn nên sử dụng đúng mục đích của câu lệnh if và toán tử ?. Với đoạn code trên, bạn nên sử dụng câu lệnh if như sau:

js Copy
const x = 2;

if (x % 2 === 0) {
  console.log("even number");
} else {
  console.log("odd number");
}
// even number

Tổng kết về cấu trúc rẽ nhánh

Có hai cấu trúc rẽ nhánh trong JavaScript là:

  • Câu lệnh điều kiện rẽ nhánh - if/else
  • Toán tử rẽ nhánh - ?:

Câu lệnh if(...) sẽ kiểm tra điều kiện biểu thức bên trong cặp dấu ngoặc đơn ().

  • Nếu kết quả là true thì một khối code sẽ được thực thi.
  • Nếu kết quả là false thì bạn có thể dùng mệnh đề else để thực thi một khối lệnh tương ứng khác.

Toán tử ? thường chỉ dùng để gán giá trị cho một biến dựa trên một điều kiện. Bạn nên sử dụng đúng mục đích của toán tử ? để code rõ ràng và dễ hiểu hơn.

Thực hành

Bài 1

Sử dụng hàm prompt, hiển thị nội dung yêu cầu người dùng nhập vào một số nguyên dương chẵn.

Nếu người dùng nhập vào đúng số chẵn thì hiển thị Bạn đã nhập đúng!. Ngược lại, hiển thị Bạn đã nhập sai!.

Giả sử, người dùng luôn nhập vào số nguyên dương.

Xem đáp án

html Copy
<html>
  <body>
    <script>
      const value = prompt("Nhập vào số nguyên dương chẵn:", 0);
      if (value % 2 === 0) {
        alert("Bạn đã nhập đúng!");
      } else {
        alert("Bạn đã nhập sai!");
      }
    </script>
  </body>
</html>

Bài 2

Sử dụng toán tử ? thay cho câu lệnh if:

js Copy
let a = 10;
let b = 20;
let result;

if (a + b < 10) {
  result = "Small";
} else {
  result = "Big";
}

console.log(result);

Xem đáp án

js Copy
let a = 10;
let b = 20;
let result;

result = a + b < 10 ? "Small" : "Big";
console.log(result);
Avatar
Được viết bởi

Admin Team

Gợi ý câu hỏi phỏng vấn

Không có dữ liệu

Không có dữ liệu

Gợi ý bài viết
Không có dữ liệu

Không có dữ liệu

Bình luận

Chưa có bình luận nào

Chưa có bình luận nào