Khóa học javascript

This trong Javascript

0 phút đọc

Trong bài viết này, mình sẽ bạn sẽ tìm hiểu về giá trị this trong JavaScript và hiểu nó rõ ràng trong các ngữ cảnh khác nhau.

this chính là bối cảnh(context) của nơi mà hàm chứa từ this được gọi. Bạn hãy nhớ từ this tham chiếu tới cái vùng không gian mà hàm chứa từ this được gọi. Chỉ có 2 loại context đối với thisobject chứa method được gọi hoặc global , ngoài ra không có loại khác. Khi gặp từ this , chỉ quan tâm tới cái nơi gọi hàm chứa nó chứ không được dịch this là nội hàm hiện tại.

this trong ngữ cảnh toàn cục

Trong ngữ cảnh toàn cục (global context), this tham chiếu đến đối tượng toàn cục, là đối tượng window trên trình duyệt web hoặc đối tượng global trên Node.js.

Hành vi này nhất quán cho dù chế độ nghiêm ngặt có được áp dụng hay không, ví dụ thử gọi câu lệnh này trong phạm vi cao nhất:

js Copy
console.log(this === window); // true

Nếu bạn gán một thuộc tính cho đối tượng this trong ngữ cảnh toàn cục, JavaScript sẽ thêm thuộc tính vào đối tượng toàn cục như trong ví dụ sau:

js Copy
this.color = "Red";
console.log(window.color); // 'Red'

this trong ngữ cảnh hàm

Trong JavaScript, bạn có thể gọi một hàm theo những cách sau:

  • Gọi hàm thông thường
  • Gọi phương thức
  • Gọi hàm khởi tạo
  • Gọi hàm gián tiếp

Mỗi lời gọi hàm xác định ngữ cảnh riêng của nó, do đó, this có thể hoạt động khác với những gì bạn nghĩ

this trong lời gọi hàm thông thường

Trong chế độ không nghiêm ngặt

Trong chế độ không nghiêm ngặt (non-strict mode), this tham chiếu đến đối tượng toàn cục khi hàm được gọi như sau:

js Copy
function run() {
  console.log(this === window); // true
}

run();

Khi bạn gọi hàm run(), this tham chiếu đến đối tượng toàn cục, là đối tượng window trên trình duyệt web và là đối tượng global trên Node.js.

Do đó, lệnh gọi hàm run() ở trên cũng tương đương như sau:

js Copy
window.run();

Trong chế độ nghiêm ngặt

Trong chế độ nghiêm ngặt (strict mode), để hạn chế hành vi không rõ ràng, lời gọi hàm như vậy sẽ được JavaScript đặt giá trị this thành undefined.

Ví dụ:

js Copy
"use strict"; // Khai báo strict mode

function run() {
  console.log(this === undefined); // true
}

run();

Lưu ý

  • Để thiết lập chế độ nghiêm ngặt, bạn có thể sử dụng chỉ thị "use strict" ở đầu tệp.
  • Nếu bạn chỉ muốn áp dụng chế độ nghiêm ngặt cho một hàm cụ thể, bạn đặt nó ở đầu thân hàm.

this trong gọi phương thức

Khi bạn gọi một phương thức của một đối tượng, JavaScript sẽ đặt this cho đối tượng sở hữu phương thức.

Xem đối tượng person sau:

js Copy
let person = {
  name: "Thaycacac",
  getName: function () {
    return this.name;
  },
};

console.log(person.getName()); // Thaycacac

Trong ví dụ này, đối tượng this trong phương thức getName() tham chiếu đến đối tượng person.

Và vì một phương thức là thuộc tính của một đối tượng, cũng là một giá trị, thế nên bạn có thể lưu trữ nó trong một biến như thế này:

js Copy
const name = person.getBrand;

Và sau đó, gọi phương thức thông qua biến rất bình thường như sau:

js Copy
console.log(brand()); // undefined

Kết quả, bạn nhận được undefined thay vì Thaycacac như mong đợi

Bởi vì, khi bạn gọi một phương thức mà không chỉ định đối tượng của nó, JavaScript sẽ đặt this thành đối tượng toàn cục ở chế độ không nghiêm ngặt và undefined trong chế độ nghiêm ngặt.

Để xử lý tình huống này, bạn có thể sử dụng phương thức bind() mình sẽ đề cập ở bài khác. Bạn có thể xem ví dụ giới đây để có thể biết cách xử lý

js Copy
let name = person.getName.bind(person);
console.log(name()); // Thaycacac

Trong ví dụ trên, khi bạn gọi phương thức name(), từ khóa this được liên kết với đối tượng person bởi bind()

this trong lời gọi hàm khởi tạo

Khi bạn sử dụng từ khóa new để tạo một thể hiện của một đối tượng hàm, bạn sử dụng hàm như một phương thức khởi tạo (constructor).

Ví dụ sau khai báo một hàm Person, sau đó gọi nó như một hàm tạo:

js Copy
function Person(name) {
  this.name = name;
}

Person.prototype.getName = function () {
  return this.name;
};

var name = new Person("Thaycacac");
console.log(name.getName());

Biểu thức new Person('Thaycacac') là một lệnh gọi hàm tạo của hàm Person.

JavaScript tạo một đối tượng mới và đặt đối tượng this thành đối tượng mới được tạo (Cách này hoạt động tốt nhưng có một vấn đề tiềm ẩn)

Bây giờ, bạn có thể gọi Person() dưới dạng một hàm hoặc như một phương thức khởi tạo.

js Copy
var girl = Person("Huyen");
console.log(girl.name);
// TypeError: Cannot read property 'name' of undefined

Vì giá trị this trong Person() được đặt thành đối tượng toàn cục, do đó girl.name trả về không xác định.

Để đảm bảo rằng hàm Person() luôn được gọi bằng cách gọi hàm tạo, bạn thêm kiểm tra vào đầu hàm Person() như sau:

js Copy
function Person(name) {
  if (!(this instanceof Person)) {
    throw Error("Phải sử dụng từ khóa new");
  }
  this.name = name;
}

ES6 đã giới thiệu một thuộc tính meta có tên new.target cho phép bạn phát hiện xem một hàm được gọi như một lời gọi hàm đơn giản hay như một hàm tạo.

Bạn có thể sửa đổi hàm Person() sử dụng new.target như sau:

js Copy
function Person(name) {
  if (!new.target) {
    throw Error("Phải sử dụng từ khóa new");
  }
  this.name = name;
}

this trong lời gọi hàm gián tiếp

Trong JavaScript, các hàm là first-class citizens. Nói cách khác, các hàm là các đối tượng, là các thể hiện của kiểu Function.

Kiểu Function có hai phương thức: call()apply(). Các phương thức này cho phép bạn đặt giá trị this khi gọi một hàm. Phần này chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài bind, call, aplly

this trong Arrow Function

ES6 đã giới thiệu một khái niệm mới có tên là Arrow Function, bạn cũng có thể gọi đến this trong đó.

Tuy nhiên, arrow function không tạo bối cảnh thực thi của riêng nó, mà kế thừa this từ hàm bên ngoài nơi arrow function được định nghĩa.

Ví dụ:

js Copy
let getThis = () => this;
console.log(getThis() === window); // true

Trong ví dụ này, giá trị this được đặt thành đối tượng toàn cục, tức là window trong trình duyệt web.

Và vì một hàm mũi tên không tạo ngữ cảnh thực thi của riêng nó, nên việc xác định một phương thức bằng arrow function sẽ gây ra sự cố.

js Copy
function Person() {
  this.name = "Thaycacac";
}

// Thêm vào đối tượng Person một hàm
// bằng arrow function
Person.prototype.getName = () => {
  return this.name;
};

var person = new Person();
person.getName(); // TypeError

Bên trong phương thức getName(), giá trị this tham chiếu đến đối tượng toàn cục, không phải đối tượng Person.

Do đó, lời gọi person.getName() gây ra lỗi vì đối tượng toàn cục không có thuộc tính name.

this trong callback của hàm setTimeout

this trong hàm ẩn danh(anonymous function) luôn là global.

Không thể tham chiếu tới chính function trong callback của hàm setTimeout vì nó là anonymous function.

Ví dụ:

js Copy
var a = 10;
setTimeout(function () {
  // anonymous function (no name)
  var a = 20;
  console.log(this.a); // 10
}, 1000);

this trong DOM event handler

html Copy
<button onclick="console.log(this)">Click me</button>

this khi event được trigger chính là button chứa event đó. Nhưng nếu bạn khai báo một hàm trong event handler thì this sẽ là global(window trong browser) vì this đã nằm trong hàm ẩn danh.

html Copy
<button onclick="console.log(myFunction())">Click me</button>

<script>
  function myFunction() {
    return this;
  }
</script>

hoặc

html Copy
<button onclick="console.log((function(){return this})());">Click me</button>
Avatar
Được viết bởi

Admin Team

Gợi ý câu hỏi phỏng vấn

Không có dữ liệu

Không có dữ liệu

Gợi ý bài viết
Không có dữ liệu

Không có dữ liệu

Bình luận

Chưa có bình luận nào

Chưa có bình luận nào