Giới thiệu
Chào các bạn! Đã hơn 2 năm kể từ khi tập đầu tiên của series Đổi Nghề Lập Trình ra mắt. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian quý báu để theo dõi. Kính chúc mọi người năm mới nhiều may mắn!
Thời gian trôi qua nhanh chóng và đã có rất nhiều sự thay đổi trong lĩnh vực lập trình mà chúng ta cần thảo luận. Từ thời điểm viết tập 1, cá nhân mình đã trải qua một chặng đường từ "cuối Fresher, đầu Junior" lên đến "cuối Middle, đầu Senior". Mình cũng đã bước qua tuổi 30 rồi, và điều đó thật sự làm mình cảm thấy rất thú vị. 🤣
Trong bối cảnh thị trường việc làm hiện tại thật sự biến động không ngừng, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) đã ảnh hưởng nhiều đến giảng dạy và nghề lập trình của chúng ta, đặc biệt là đối với những bạn đang có ý định chuyển đổi nghề nghiệp hoặc còn do dự không biết có nên theo đuổi lập trình hay không. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn, mình khuyên bạn nên xem lại tập 1 để có thêm thông tin. Tập 2 này sẽ chia sẻ những điều cần chuẩn bị để tiến vào thế giới Đại Lập Trình (một câu chuyện như fan One Piece mà mình yêu thích 😝).
Tài chính là yếu tố quyết định
Mình không hi vọng các bạn xem nhẹ vấn đề tài chính khi bắt đầu hành trình lập trình. Bên cạnh chi phí học tập ở trung tâm, bạn cũng cần chuẩn bị một khoản tiền để sống trong khoảng thời gian tìm việc. Có thể bạn sẽ không tìm được công việc ngay lập tức và thời gian phỏng vấn có thể kéo dài hơn bạn nghĩ.
Riêng bản thân mình đã trải qua khóa học lập trình kéo dài 6 tháng, học vào buổi tối trong khi vẫn đi làm công việc cũ. Mình đã tham gia phỏng vấn hơn 20 công ty trong vòng 3 tháng, và số lượng CV nộp thì còn nhiều hơn gấp đôi. 😖 Theo đó, bạn cần chuẩn bị tài chính cho ít nhất 6 tháng để đảm bảo cuộc sống ổn định trong quá trình chuyển nghề.
Kỹ năng giao tiếp quan trọng như kỹ năng lập trình
Câu này mình đã chế lại từ 'The God Father' để phù hợp hơn với lĩnh vực nghề nghiệp của chúng ta. Nhiều người mới vào ngành IT có xu hướng đánh giá thấp việc giao tiếp và tương tác với người khác. Họ thường thích làm việc độc lập và cho rằng chỉ cần giỏi lập trình thì sẽ được mọi người tìm đến.
Mặc dù quan điểm này không hoàn toàn sai nhưng chưa đủ. Kinh nghiệm của mình cho thấy:
Kết quả công việc sẽ không có ý nghĩa nếu bạn không được lòng sếp.
Khi bạn thay đổi nghề nghiệp, tuổi tác đôi khi có thể tác động đến cách bạn giao tiếp và tương tác. Với kinh nghiệm trước đó và sự trưởng thành hơn, bạn sẽ cần sử dụng điểm mạnh của bản thân. Những gì bạn có trước kia không bao giờ là thừa nếu bạn biết cách phát huy.
Làm lập trình không chỉ dừng lại ở việc cắm mặt vào màn hình. Bạn cũng cần trao đổi với Tester, BA, Scrum Master, hoặc thậm chí là với khách hàng. Nếu không xây dựng được quan hệ tốt với đồng nghiệp, bạn sẽ khó gắn bó lâu dài và phát triển sự nghiệp.
Bản lĩnh đối mặt với thách thức
Thay đổi không bao giờ là dễ dàng. Như nhân vật Thủy Kính trong Tam Quốc Diễn Nghĩa nói:
"Cài nút áo đầu tiên đã sai rồi, nhưng đến nút cuối cùng mới phát hiện. Khi nhận ra sai lầm, không thể quay lại được nữa. Lòng người dễ dàng từ bỏ thứ không nên bỏ và làm kiên trì điều không nên kiên trì."
Không cần đạt được những thành tựu lớn lao, bản lĩnh đơn giản chỉ là:
- Dậy sớm và chăm chỉ tập gym để có sức khỏe tốt.
- Dám đối mặt với những đồng nghiệp trẻ hơn, học hỏi từ họ và từ từ nâng cao kỹ năng lập trình.
- Không nản lòng khi gặp khó khăn trong công việc hay bị thất nghiệp, và tiếp tục theo đuổi ước mơ lập trình.
Mình từng có lúc nghĩ đến việc quay lại công việc cũ, nhưng rồi mình nhận ra rằng mỗi ngày trôi qua là một bước tiến mới. Hãy hướng tới việc trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.
Kết luận
Cảm ơn các bạn đã theo dõi câu chuyện của mình đến cuối bài viết. Mình biết văn chương của mình có hạn, nhưng những gì mình chia sẻ mong rằng sẽ giúp các bạn có thêm góc nhìn và động lực vững vàng trong hành trình chuyển đổi nghề nghiệp của mình.
source: viblo